Nếu như bạn đang tìm cách để giữ cho ngôi nhà của mình luôn mát mẻ và tiết kiệm tiền điện thì tại sao bạn không xem xét đến việc sơn chống nóng cho phần tường ngoài trời. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để bạn thấy được sơn chống nóng cho tường ngoài trời là sự lựa chọn hoàn hảo nhé.
Sơn chống nóng tường ngoài trời là gì?
Sơn chống nóng là một trong những phương pháp tốt nhất và được sử dụng phổ biến nhất để làm chậm cháy và chống lại nó. Những chất này bảo vệ bề mặt khỏi ngọn lửa, và cả những tác động ăn mòn của chúng.
Sơn chống nóng có thành phần cấu tạo là các chất tạo màng có khả năng cách nhiệt và phản xạ lại ánh sáng của mặt trời, giúp hạn chế tối đa sự hấp thụ nhiệt từ bên ngoài vào không gian bên trong nhà.
Đây là loại sơn có tính ứng dụng cao, có thể sử dụng cho mái tôn, sân thượng, ngoại thất của căn nhà,…
Ứng dụng phổ biến của sơn chống nóng
- Bảo vệ nồi hơi nhiệt độ cao, chẳng hạn như nhà máy lọc dầu, v.v.
- Chúng bảo vệ đường ống hơi nước trong môi trường nhiệt độ cao, chẳng hạn như tàu, nhà máy lọc dầu, v.v.
- Bảo vệ Ống khói trong các lĩnh vực thương mại và nhà máy để loại bỏ quá nhiệt và ăn mòn
- Bảo vệ các thành phần trong nhà máy lọc dầu và nhà máy có yêu cầu nhiệt độ cao
- Bảo vệ tường, trần nhà và các yếu tố khác của môi trường chống cháy
- Bảo vệ thiết bị trong nhà máy điện và nhà máy hóa chất (nhà máy hạt nhân)
- Chống cháy nhà hàng, bệnh viện, trường cao đẳng, khu dân cư
- Bảo vệ các bộ phận ô tô, chẳng hạn như động cơ, quạt và khoang xả
- Xây dựng công trình
- Hệ thống điều hoà không khí
Tác dụng của sơn chống nóng
Việc sử dụng sơn ngoài trời chống nóng cho ngôi nhà mang lại nhiều ưu điểm nổi bật như:
- Giúp chống nóng hiệu quả: đây là loại sơn có khả năng làm giảm sự tác động của ánh nắng mặt trời lên bề mặt ngôi nhà, từ đó giúp giảm nhiệt độ cho môi trường sống của bạn trong khoảng từ 10-26 độ C. Sử dụng loại sơn này giúp việc sinh hoạt trong nhà của bạn trở nên dễ chịu hơn vào những ngày hè gay gắt.
- Giúp tiết kiệm điện năng: nhờ vào tính giảm nhiệt mà loại sơn này mang lại, bạn có thể tiết kiệm được đáng kể nguồn điện năng tiêu thụ cho việc làm mát trên các thiết bị như điều hòa, quạt,… Từ đó giúp mang lại hiệu quả kinh tế lâu dài cho gia đình bạn.
- Giúp tăng tuổi thọ: sơn ngoại thất chống nóng có tác dụng làm giảm nhiệt độ từ ánh nắng mặt trời lên bề mặt ngoại thất, giúp kết cấu bề mặt luôn được vững chắc, bền đẹp, duy trì tuổi thọ cho cả công trình.
Quy trình thi công sơn chống nóng
Dưới đây là các bước trong quy trình thi công sơn chống nóng cho tường ngoài trời đạt chuẩn:
Bước 1: Xử lý bề mặt thi công
Bề mặt trước khi thi công cần được đảm bảo làm sạch kỹ càng, loại bỏ hoàn toàn tạp chất, bụi bẩn vương vãi, gây ảnh hưởng đến hiệu quả thi công.
Nếu là bề mặt kim loại thì cần tẩy sạch rỉ sét và sơn 1 lớp sơn chống rỉ cho bề mặt.
Nếu là bề mặt bê tông, xi măng,… thì cần sử dụng sơn chống kiềm và sơn chống thấm trước khi chống nóng.
Bước 2: Pha sơn theo đúng tỉ lệ được hướng dẫn trên bao bì của nhà sản xuất.
Bước 3: Sơn phủ lớp đầu tiên
Sau khi lớp sơn lót đã khô, tiến hành sơn phủ lớp đầu tiên cho bề mặt bằng máy phun sơn hoặc rulo sơn. Ngày nay các chủ đầu tư đã mạnh dạn chi tiêu hơn trong việc mua sắm thiết bị, do vậy một chiếc máy phun sơn là điều không thể thiếu trong các công trình. Việc sử dụng máy phun sơn sẽ giúp cho tiến độ công trình được đẩy nhanh, tiết kiệm chi phí nhân công cũng như nguyên vật liệu. Hơn nữa lớp sơn được phun từ máy phun sơn sẽ mịn màng & đồng đều hơn so với các phương pháp thủ công.
Bước 4: Sơn phủ lớp thứ 2
Sau khi lớp sơn đầu đã khô khoảng từ 1-2 giờ thì tiến hành lớp sơn phủ thứ hai. Cần đảm bảo lớp sơn này có độ dày đạt tiêu chuẩn và đều màu.
Bước 5: Kiểm tra lại và nghiệm thu
Cần chỉnh sửa lại những vị trí chưa đạt yêu cầu và nghiệm thu công trình.
Như vậy bài viết trên đã chia sẻ tới bạn những thông tin cần thiết nhất về sơn chống nóng cho tường ngoài trời. Hy vọng nó sẽ hữu ích đối với bạn. Chúc bạn thành công.